Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Sửa chữa đèn LED khi gặp các vấn đề về nguồn điện


Nhiều loại đèn LED thường hay mắc phải các lỗi về nguồn cấp và điện áp. Đây là bộ phận quan trọng và có sự khác biệt rõ nét ở các sản phẩm. Vậy, cách sửa chữa đèn LED như thế nào khi gặp những vấn đề về nguồn điện?

Đầu tiên bạn phải xác định xem nguồn điện phù hợp không?

1.Xác định các thông số kỹ thuật về đèn led của bạn



- Xác định điện áp và thông số kỹ thuật của đèn led bằng cách lấy thông tin từ nhà cung cấp hoặc trên nhãn mác của sản phẩm.

- Sau khi xác định được điện áp, thì mua thiết bị đo.

2. Xác định các thông số kỹ thuật của nguồn điện



- Xác định thông số kỹ thuật của nguồn điện để đảm bảo rằng đầu vào và đầu ra hoàn toàn phù hợp với yêu cầu lắp đặt.

- Thường các nguồn LED đều ghi thông tin trên sản phẩm, nó thường hiển thị đầu vào (AC) và giới hạn đầu ra (DC).

Nguồn và đèn của bạn đã được lắp đặt chính xác chưa?

1. Hiểu biết về nguồn điện

- Kiểm tra xem nguồn điện đã được lắp đặt đúng cách hay chưa, có được lắp ở những khu vực thông thoáng hay không?

- Không nên gắn nguồn trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc những nơi ẩm thấp.

- Nếu lắp ngoài trời nguồn điện phải được lắp trong hộp chống mưa.

2. Kiểm tra lại đường dây nguồn

- Phải chắc chắn rằng dây nguồn đã được lắp đúng cách bởi đến thợ tay nghề cao cũng có thể mắc sai lầm này.

3. Lựa chọn nguồn điện áp đầu vào thích hợp

- Dựa vào thông số kỹ thuật để chọn nguồn điện áp đầu vào một cách thích hợp nhất. Ví dụ 100 – 120 VAC hoặc 200 đến 240VAC. Trong trường hợp nguồn điện đầu vào không được thiết lập đúng sẽ gây ra vấn đề lớn với nguồn điện của bạn.

Nếu vẫn không được, hãy sử dụng một đồng hồ đo điện vạn năng

1. Kiểm tra điện áp đầu vào AC



- Sử dụng đồng hồ đo điện vạn năng để test. Theo đó, điện áp AC sẽ có màu đỏ. Nếu bạn kiểm tra nguồn 120VAC thì quay số đến 200, còn điện áp cao hơn 200VAC thì quay số đến 600.

- Cần áp dụng để kiểm tra nguồn điện của đầu vào. Khi kiểm tra không được chạm vào bất kỳ dây dẫn nào. Không được đụng vào kim loại hoặc các đồ đạc dẫn điện có thể tiếp đất.


Nếu mọi thứ được thực hiện đúng, bạn sẽ nhận được một điện áp trên màn hình của thiết bị đo điện vạn năng. Ví dụ, nếu nguồn điện đầu vào của bạn khoảng 120V,  trên màn hình đọc được 118.9V, điện áp thực tế thấp hơn khoảng 2 đơn vị là có thể chấp nhận được.


2. Đo điện áp đầu ra DC



- Muốn kiểm tra được điện áp của đầu ra thì bạn cần phải thiết lập thích hợp trên công tắc của đồng hồ và đặt đầu đo vào khe đúng. Theo đó, trên đồng hồ đo điện vạn năng, điện áp DC sẽ được đánh dấu màu đen. Tuy nhiên, có một lựa chọn 200, 20 hoặc 2. Bạn nên lựa chọn mức cao hơn điện áp mà mình đang thử nghiệm cho nguồn 12VDC thì quay số đến 20. Nếu  thử nghiệm cho một điện áp cao hơn 20VDC bạn sẽ quay đến số 200.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét